Từ A đến Z về đời sống sinh viên tại các trường đại học ở Đức
AStA là tổ chức gì, họ làm những gì, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp ở đâu, các điểm tín dụng hoạt động như thế nào? Sau đây sẽ là một vài hướng dẫn ngắn gọn để bạn hiểu thêm về cuộc sống đại học thường ngày ở Đức.
AStA
AStA viết tắt của Allgemeine Studierendenausschuss là Ủy ban chung của sinh viên, là một tổ chức đại diện cho tất cả các bạn sinh viên. Những người đại diện trong ủy ban này thường đến từ các đảng chính trị. Họ tham gia vào chính sách về đại học và cung cấp nhiều những điểm tư vấn khác nhau.
Audimax
Audimax là từ viết tắt của Auditorium Maximum, đó chính là hội trường lớn nhất của một trường đại học. Hội trường thường được dung cho các bài giảng liên ngành, các sự kiện và các buổi tụ họp sinh viên.
Blockveranstaltungen ( Các khóa học khối)
Thông thường các bài giảng và các buổi hội thảo diễn ra hàng tuần được chia đều theo kì. Nhưng các khóa học khối thì sẽ diễn ra liên tục, xuyên suốt, ví dụ như vào cuối tuần hoặc trong cả một tuần, khi không có bài giảng.
Campus (khuôn viên trường)
Tại hầu hết các thành phố trên thế giới, Campus chính là một khuôn viên khép kín của trường đại học, bao gồm tất cả các tổ chức của trường đại học đó. Ở Đức, các học viện và các tòa nhà của trường đại học thường phân bổ đều trên khắp thành phố. Đặc biệt với những trường có lịch sử lâu đời, tuy có sự phát triển qua thời gian nhưng lại không có đủ diện tích đất trong cùng một khu vực để mở rộng.
Credit Points
Credit Points trong tiếng Đức là “Leistungspunkte”, có nghĩa là điểm tiến chỉ. Điểm này được tính cho năng lực nhất định của bạn tại trường đại học. Để có một sự nghiệp học tập thành công, bạn cũng cần phải đạt được số điểm năng lực nhất định. 1 tiến chỉ/Credit point (CP) tương đương với 30 giờ làm việc.
c.t. (cum tempore) / s.t. (sine tempore)
Các từ viết tắt này thường thấy trong danh mục bài giảng khi bắt đầu một khóa học. Đúng giờ là đặc tính của người Đức, nhưng khi bắt đầu một bài giảng hay một cuộc hội thảo thì lại có một sự “không đúng giờ” nhẹ được sắp đặt trước. Cái gọi là “quý học” (akademische Viertel) là ¼ của 1 giờ được thêm vào giờ bắt đầu đã quy định, đó chính là quy ước cho từ viết tắt “c.t.” (cum tempore), còn khi bài giảng được đánh dấu “s.t.” có nghĩa là sẽ thực sự bắt đầu đúng giờ.
Exmatrikulation (trục xuất)
Vào đầu mỗi học kỳ bạn sẽ phải báo cáo chính thức lại cho trường đại học. Nếu bạn để quá hạn quy định, có thể bạn sẽ bị trục xuất và sẽ không được tiếp tục học ở đó nữa. Còn những ai đã học xong rồi phải tự mình chính thức đăng xuất khỏi trường.
Fachschaft (hội sinh viên)
Một hội sinh viên bao gồm tất cả các sinh viên học cùng nhóm ngành. Đại diện của hội này (hội đồng sinh viên) sẽ chăm sóc và bảo đảm quyền lợi của những sinh viên trong hội. Đại diện của hội sinh viên cũng có trách nhiệm hỗ trợ các tân sinh viên ở kì học đầu tiên, hướng dẫn khái quát về ngành học cũng như giúp đỡ họ lên kế hoạch học tập.
Fakultät ( ngành/khoa)
Tất cả các đơn vị giảng dạy, nghiên cứu, quản lý của một lĩnh vực hiểu biết trong một trường đại học được gọi là Fakultät (tương đương khoa/ngành trong tiếng Việt). Đa phần các trường đại học lớn thường có các khoa như Y học, Triết học, Toán và Khoa học tự nhiên. Các đơn vị nhỏ hơn trực thuộc mỗi khoa thường thành lập các viện, để nghiên cứu giám sát một lĩnh vực cụ thể. Mỗi học viện như vậy lại bao gồm nhiều bộ phận giảng dạy khác nhau, mỗi bộ phận do một giáo sư đảm nhiệm.
Grundstudium/Hauptstudium ( Chương trình học đại cương/chương trình học chuyên ngành)
Trước khi bước vào chương trình học cử nhân hay thạc sĩ, bạn đều phải học qua chương trình đại cương. Chương trình này sẽ đào tạo cho bạn những kiến thức căn bản nhất, và sau đó sẽ phải vượt qua một bài kiểm tra trung gian hoặc …. Lên đến chương trình học chính (Hauptstudium) bạn sẽ được đào tạo chuyên ngành. Vì một vài khóa học khi tốt nghiệp vẫn trao bằng Diplom (bằng tốt nghiệp đại học của Đức hệ 4-5 năm) nên ở Đức vẫn chia chương trình học làm 2 phần như vậy.
Hilfe in der Not – Hilfe in der Not – psychotherapeutische Betreuung und Seelsorge
(Hỗ trợ trong lúc khẩn cấp – Chăm sóc, tâm lý trị liệu)
Các sinh viên quốc tế thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với hệ thống đào tạo đại học ở Đức. Khác với nước mình, khi học tập ở Đức các bạn sẽ phải tự sắp xếp và tự tổ chức việc học tại trường, đặc biệt là với một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra còn có khó khăn về mặt tài chính. Vì vậy mà tỉ lệ sinh viên nước ngoài bỏ học cũng khá cao. Nhưng nhiều trường Đại học cũng hỗ trợ cho sinh viên ngay từ học kì đầu tiên. Bất cứ ai có những vấn đề gì về sinh viên, giáo sư, hay cuộc sống tại nước ngoài đều có thể tìm đến trung tâm chăm sóc, hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học. Các nhà thờ Kitô giáo cũng đại diện cho cộng đồng các trường đại học hỗ trợ về mặt tinh thần cho các bạn sinh viên.
Jobvermittlung an der Uni (Tìm việc trong khi học đại học)
Những ai muốn làm việc ngoài giờ học thì có thể nhờ sự trợ giúp tại phòng môi giới việc làm của AstA. Tại đó, các công ty hoặc cá nhân có nhu cầu sẽ cung cấp việc làm cho các bạn. Các công việc này sẽ được phân phối cho những sinh viên quan tâm, kể cả những công việc dài hạn họ cũng có thể môi giới được cho bạn.
Leistungsnachweise oder auch “Scheine” (bảng đánh giá năng lực hay chứng chỉ)
Những ai đã hoàn thành một tiến chỉ sẽ nhận được được một chứng chỉ gọi là „Schein“. Trên chứng đó sẽ ghi lại tên môn học và số điểm hoặc số tiến chỉ của bạn.
Matrikelnummer (mã số sinh viên)
Mỗi sinh viên khi nhập học đều được nhận một Martrikelnummer, chính là mã số sinh viên để nhận biết thông tin về bạn tại trường đại học đó, mã số này cũng xuất hiện trên nhiều tài liệu khi bạn học ở đó.
Mensa
Mensa chính là nhà ăn sinh viên (căng-tin), nơi cung cấp đồ ăn với giá hợp lý cho sinh viên. Các nhà ăn này được điều hành bởi các công đoàn sinh viên. Việc lựa chọn món ăn sẽ phụ thuộc vào đa số sinh viên trong trường. Thường thì các trường đại học nhỏ không có căng-tin riêng trong trường.
Modul
Modul chính là đơn vị học khép kín theo từng chủ đề, bao gồm nhiều bài giảng trong một lĩnh vực chuyên môn. Vào cuối mỗi Modul, bạn sẽ phải làm bài kiểm tra lại những gì mình đã học. Có nghĩa là trong quá trình học đại học, đã có những bài kiểm tra và công nhận kết quả cho từng Modul. Tại mỗi bài giảng trong từng Modul sẽ có thông báo về SWS. SWS ( Semesterwochenstunden) có nghĩa: Môn này được dạy 2 giờ mỗi tuần, 45‘/giờ học. Cả 1 kì học tương đương với 2 SWS, theo quy định tức là tương đương 30 tiết học??. Chương trình học đại học yêu cầu bạn phải hoàn thành số SWS nhất định, phải được niêm yết trong sách học.
Rigorosum
Ngoài việc viết luận án tiến sĩ, thì Rigorosum chính là phần bảo vệ luận án (thi nói) để đạt được học vị tiến sĩ.
Rückmeldung
Trong vòng 1 kì hạn nhất định, bạn phải đăng kí lại với trường Đại học. Bạn phải chuyển lệ phí học kì đúng hạn để chứng minh là bạn vẫn tiếp tục học tại trường. Nếu bạn để quá hạn, có thể bán sẽ bị trục xuất.
Schwarzes Brett (Bảng thông báo)
Ngay cả trong thời đại của Facebook và Twitter ngày nay tại các trường đại học vẫn luôn có bảng thông báo. Đó là những bảng tin lớn, trên đó có dán những thông tin về cho thuê nhà ở, những yêu cầu tìm kiếm hay những thông tin tham khảo về các bài giảng, các sự kiện.
Semester (học kì)
Một năm học ở Đức được chia làm 2 kì. Kì mùa hè từ tháng tư đến tháng mười, kì mùa đông từ tháng mười đến tháng tư.
Semesterticket
Với Semesterticket ( vé học kì), bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng với giá „sinh viên“. Tiền này được tính vào phí học kì (Semesterbeitrag). Chiếc vé này sẽ có hiệu lực trong từng học kì, nhưng không phải trường đại học nào cũng cấp vé này cho sinh viên.
Seminare
Seminare là các buổi học mà sinh viên không chỉ ngồi nghe giảng thụ động. Một buổi Seminar sinh viên phải trả bài hoặc làm thuyết trình theo từng chủ đề, báo cáo kết quả học tập của mình trước cả khóa học. Số lượng người tham gia vào một buổi Seminar thường có giới hạn.
Studierendensekretariat (Văn phòng tuyển sinh)
Tại văn phòng này, bạn có thể tìm hiểu và xin tất cả các tài liệu cần thiết, form đơn từ và thông tin tuyển sinh vào đại học, thông tin về nhập học hay trục xuất hay đăng xuất khỏi trường. Ở đó bạn cũng có thể hỏi cả về điều kiện nhập học cho từng ngành học. Văn phòng Tuyển sinh là trung tâm hành chính của các trường đại học và thường là điểm liên lạc đầu tiên của các sinh viên.
Studentenausweis
Mỗi sinh viên đều nhận được thẻ sinh viên, để chứng minh mình là sinh viên tại một trường đại học. Với thẻ sinh viên, bạn sẽ được giảm giá khi ghé thăm nhà hát, bảo tàng hay đi xem hòa nhạc.
Tutorium
Thỉnh thoảng lại có một buổi Tutorium (ở VN các bạn hay gọi là học Tut) được thêm vào sau một buổi học. Khi đó các nội dung đã học sẽ được giải thích lại kĩ lưỡng, chi tiết hơn. Đặc biệt là với những môn có nội dung khó ví dụ như Luật, các sinh viên rất muốn học thêm buổi học này. Buổi Tutorium thường hoạt động dưới sự hướng dẫn của các sinh viên khóa trên, những người này được gọi là Tutoren.
Unibibliothek
Mỗi trường đại học lớn đều có thư viện riêng của trường được gọi là Unibibliothek (UB). Ở đó các bạn có thể tìm nguồn tài liệu cho tất cả các môn học và các chuyên ngành. Nếu như các giảng viên muốn sinh viên của mình đọc một số lượng sách nhất định cho một đề tài, họ có thể đặt các cuốn sách này trong cùng một kệ, cách xếp tài liệu như vậy được gọi là „Handapparat“. Và như vậy bạn có thể tìm sách dễ dàng hơn mỗi khi cần đọc. Nhiều thư viện đại học hiện giờ cũng liên kết với nhau. Nếu như bạn không tìm được cuốn sách mình cần tại thư viện trường mình, bạn hoàn toàn có thể tìm trên mạng xem thư viện của trường nào có và đến đó mượn.
Universitätssport (Hoạt động thể thao tại trường ĐH)
Hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao và các phong trào cũng là một phần bổ ích cho đời sống tinh thần của sinh viên. Và hầu như tất cả các trường đại học lớn nhỏ đều tổ chức những hoạt động như vậy. Có những khóa luyện nhiều những môn thể thao khác nhau, từ cầu lông, fitness đến đấu kiếm hay cả yoga và dưỡng sinh. Bạn có thể tìm các khóa học này trên trang trủ của từng trường.
Vorlesungen
Vorlesungen chính là các bài giảng. Trong mỗi buổi giảng bài, các giảng viên sẽ nói về một chủ để nhất định, sinh viên ngoài việc lắng nghe, tiếp thu, còn có thể đặt câu hỏi nếu muốn. Số lượng người tham gia vào một buổi như vậy không bị giới hạn, vì thế nên thỉnh thoảng có những khi rất đông sinh viên kéo đến giảng đường trong một buổi.
Vorlesungsfreie Zeit
Vorlesungsfreie Zeit chính là thời gian rảnh khi không có bài giảng, thường còn được gọi là nghỉ giữa kì. Nhưng điều này không có nghĩa là trong thời gian này, bạn không phải đi học một buổi nào. Đối với sinh viên, đây thực sự không phải là một kì nghỉ, vì thường họ sẽ phải thi hoặc làm bài kiểm tra, hoàn thành khóa thực tập vào thời gian này, hoặc đây cũng là lúc diễn ra các khóa học khối (Blockveranstaltungen)
Vorlesungsverzeichnis (Mục lục bài giảng)
Bảng mục lục này sẽ liệt kê tất cả các bài giảng theo chuyên ngành của mỗi trường cho từng học kì. Trong đó sẽ nêu rõ thông tin về đề tài, địa điểm, thời gian học cũng như tên của giảng viên và số tiết học. Đa số những dự liệu này cũng được cung cấp trên mạng. Ngoài ra, hội sinh viên còn cung cấp thêm bảng bình luận về các bài giảng, trong đó miêu tả khá kĩ về nội dung các bài giảng cũng như các khóa học, kể cả số lượng người và điều kiện tham dự cũng được công khai.
Who is Who an der Uni? (Ai là ai trong trường Đại học?)
Giữ chức vị cao nhất trong một trường đại học là hiệu trưởng, tiếng Đức là Rektor. Tiếp đó là Universitätskanzler, là người điều hành bộ máy quản lý, ngoài ra còn chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của trường. Đứng đầu mỗi khoa là các thầy/cô trưởng khoa (tiếng Đức gọi là Leiter/in hoặc Dekan) chịu trách nhiệm và đại diện cho khoa đó.
Trong khuôn khổ một học viện, các giáo sư nắm giữ các vị trí giảng dạy, tổ chức các buổi học và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành của họ. Giảng viên thường có học vị thạc sĩ hoặc có đủ tư cách để hướng dẫn làm nghiên cứu. Nếu họ không được chỉ định bởi một trường đại học, thì họ không hề mang chức danh giáo sư. Một giảng viên (Dozent) sẽ dạy các buổi học trên giảng đường, hoặc cả seminar.
Đa số trong đội ngũ nghiên cứu khoa học và trợ lý thường được chỉ định cho một học vị tiến sĩ hoặc giáo sư. Họ hỗ trợ các giáo sư trong các đề tài nghiên cứ và trong các bài giảng. Ngoài ra họ cũng có quyền đứng lớp giảng dạy.
Ngoài những yếu tố trên còn có đội ngũ trợ giúp sinh viên (Studentische Hilfskräfte) hay còn được gọi là HiWis, viết tắt của Hilfswissenschaftler. HiWi là một công việc rất được các sinh viên khóa trên ưa chuộng, đặc biệt là những người mong muốn sau này được ở lại giảng dạy tại trường. Đội ngũ này làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và giảng dạy, họ cũng hỗ trợ các giáo sư và trợ lý hoặc góp phần giảng dạy với tư cách là các Tutoren.
Tác giả: Gaby Reucher
Nhà xuất bản: Claudia Unseld.
Biên dịch: Ngọc Huyền – AMEC